Vì sao Trung Quốc kín tiếng về đàm phán trần nợ của Mỹ?

Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu sang Mỹ.

Trung Quốc đã bắt đầu lên tiếng chỉ trích Washington chưa thể khai thông thế bế tắc trong cuộc đàm phán tăng trần nợ, nhưng mới chỉ thể hiện thái độ ở mức vừa phải, theo báo Wall Street Journal. Vì sao quốc gia chủ nợ lớn nhất thế giới của Mỹ chưa có nhiều phát ngôn khi mà Washington mỗi lúc một cận kề nguy cơ vỡ nợ cấp quốc gia?

Trung Quốc hiện nắm giữ hơn 1.000 tỷ USD trái phiếu kho bạc Mỹ, nên nước này sẽ nằm trong số những đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ việc Mỹ vỡ nợ hoặc bị cắt giảm điểm tín nhiệm. Mặc dù các quan chức Trung Quốc đã không ít lần đề cập tới việc đa dạng hóa kho dự trữ ngoại hối trị giá hơn 3.200 tỷ USD, song các nhà phân tích thị trường cho rằng, Trung Quốc không có nhiều lựa chọn vì chẳng có thị trường nào trên thế giới ngoài Mỹ có đủ độ lớn và mức thanh khoản để nước này rót vốn.

Hôm 27/7, Trung Quốc đã bước đầu bày tỏ quan điểm lo ngại về cuộc đàm phán chưa thể có kết quả về trần nợ của Mỹ thông qua hai bài báo đăng trên mạng Tân hoa xã.

Trong đó, một bài báo cho rằng, các nhà lãnh đạo Mỹ đang đặt nền kinh tế thế giới vào trạng thái nguy kịch, đồng thời kêu gọi Washington “chứng tỏ trách nhiệm với thế giới”. Đây có thể được xem là phát ngôn mạnh nhất của Bắc Kinh tính tới thời điểm này về cuộc đàm phán nợ của nước Mỹ.

Tuy nhiên, bài báo còn lại trên Tân Hoa xã thừa nhận sự phụ thuộc của Trung Quốc vào Mỹ. “Điều không thể phủ nhận là trái phiếu kho bạc Mỹ vẫn là loại trái phiếu an toàn nhất, ổn định nhất, ít rủi ro nhất, và thị trường nợ Mỹ là thị trường duy nhất có thể hấp thu được kho dự trữ ngoại hối đang tăng nhanh của Trung Quốc”, bài báo có đoạn viết.

Một nguồn tin thân cận tiết lộ với Wall Street Journal rằng, các quan chức kinh tế tầm trung của Trung Quốc vẫn thường xuyên liên lạc với các quan chức thuộc Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao và các cơ quan khác trong Chính phủ Mỹ để cập nhật thông tin về cuộc đàm phán trần nợ của Washington. Tuy nhiên, phần lớn các nhà hoạch định chính sách cấp cao của Trung Quốc vẫn chưa có cuộc điện đàm nào với người đồng cấp Mỹ về vấn đề này.

Theo Wall Street Journal, việc các quan chức cấp cao của Trung Quốc lên tiếng công khai chỉ trích Mỹ có thể phản tác dụng, vì có thể gây ra những phản ứng bất lợi từ phía Quốc hội Mỹ, đồng thời làm thị trường toàn cầu hoảng loạn. Cả hai điều này đều không đem đến lợi lộc gì cho phía Trung Quốc. Trên thực tế, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) - cơ quan quản lý dự trữ ngoại hối nước này - đã kiềm chế bình luận về cuộc đàm phán trần nợ của Mỹ và chỉ đưa ra những tuyên bố bảo vệ lập trường về quản lý dự trữ ngoại hối của đất nước.

“Trong ngắn hạn, Trung Quốc chẳng thể làm gì”, nhà phân tích Derek Scissors thuộc tổ chức nghiên cứu Heritage Foundation ở Washington nhận xét.

Việc Trung Quốc phân bổ vốn đầu tư ra sao vẫn là một bí mật. Chính phủ nước này chỉ công bố số liệu tổng mà không đưa ra chi tiết về danh mục đầu tư. Nhiều nhà phân tích ước tính rằng, khoảng 70% dự trữ ngoại hối của Trung Quốc là dưới dạng tài sản bằng USD. Dữ liệu của Nhật Bản cho thấy, Trung Quốc đã tăng mua nợ của nước này, các quan chức Trung Quốc cũng tuyên bố tăng mua trái phiếu châu Âu. Tuy nhiên, không ai biết Bắc Kinh đã đầu tư bao nhiêu vào các thị trường này.

Thống kê hàng tháng của Bộ Tài chính Mỹ về lượng trái phiếu kho bạc do các chủ nợ nắm giữ không được xem là đáng tin cậy, thậm chí là trong Chính phủ nước này. Số liệu này dựa trên cơ sở các lệnh mua được đặt ở đâu, thay vì địa chỉ thực của người mua thực và thường xung đột với những ước tính do các cơ quan khác của Mỹ thực hiện nhưng không công bố.

Theo một báo cáo mà ngân hàng Standard Chartered đưa ra mới đây, hàng năm, Bộ Tài chính Mỹ đều thực hiện một cuộc thăm dò nhằm xác định người mua thực sự và “nhận thấy Trung Quốc nắm giữ nhiều tài sản Mỹ” hơn so với những thống kê hàng tháng mà Bộ Tài chính Mỹ công bố. Như vậy, con số 1.159 tỷ USD trái phiếu kho bạc Mỹ mà Bộ Tài chính Mỹ cho là Bắc Kinh đang nắm giữ tính đến cuối tháng 5 có thể thấp hơn nhiều so với mức thực tế.

Ông David Mann, một chiến lược gia thị trường tiền tệ thuộc Standard Chartered ở New York, cho hay đối với Trung Quốc, việc cắt giảm điểm tín nhiệm nợ Mỹ ít có khả năng dẫn tới những thay đổi lớn và ngay lập tức đối với hoạt động đầu tư của nước này vào trái phiếu kho bạc Mỹ. “Nhưng đây có thể là một lý do nữa để Trung Quốc tăng cường việc đa dạng hóa dự trữ ngoại hối, thay vì tập trung nắm giữ USD, thậm chí là đầu tư nhiều hơn vào các tài sản thực nhất là ở thị trường châu Á”, ông Mann phát biểu.

Trên phương diện kinh tế, ảnh hưởng đối với Trung Quốc từ việc Mỹ vỡ nợ hoặc bị cắt giảm điểm tín nhiệm nợ còn phụ thuộc vào nền kinh tế Mỹ khi đó chịu tác động xấu đến đâu. Bởi lẽ, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu sang Mỹ.

Nhưng xét về phương diện chính trị, cuộc đàm phán trần nợ đầy chông gai của Mỹ có thể đã ảnh hưởng bất lợi đến những cá nhân và tổ chức có quan điểm ủng hộ Mỹ ở Trung Quốc, trong đó có PBoC. “Trung Quốc cho rằng, họ là nguồn cung cấp tài chính cho nước Mỹ. Nếu Mỹ bị coi là vô trách nhiệm trong việc sử dụng nguồn tài chính đó, Trung Quốc sẽ bất bình”, học giả Eswar Prasad thuộc Viện nghiên cứu Brookings nhận định.

(Theo Vneconomy)

Tin mới hơn
  • Lạm phát giảm, châu Á vẫn phải lo
  • Năm nay, suy thoái sẽ trở lại châu Âu
  • Những sự kiện chao đảo tài chính TG năm 2011
  • Nhìn lại một năm biến động của kinh tế thế giới
  • Tại sao châu Âu thất bại với đồng euro?
  • “Vận mệnh” kinh tế thế giới 2012 theo... phong thủy
  • Ai đang 'tống tiền' châu Âu?
  • 10 nền kinh tế sẽ thống trị thương mại thế giới năm 2050
  • Tín dụng “đen” đe dọa kinh tế Trung Quốc
  • S&P cảnh báo hạ xếp hạng cao nhất của Pháp
  • Thái Lan: Lụt lớn chủ yếu do người
  • Kinh tế Trung Quốc lại gây thất vọng
  • Kinh tế thế giới vẫn như “đèn dầu hiu hắt”
  • Trung Quốc có "cam kết bí mật" đối với Eurozone
  • Lạm phát tháng 9 tại Mỹ có thể chậm lại
Tin cũ hơn
Tin chào nổi bật từ sàn giao dịch

NAM ĐÔ COMPLEX SỐ 609 TRƯƠNG ĐỊNH, HOÀNG MAI - HÀ NỘI.

 Hiện bên sàn VINATEP  có 5  sàn xuất  Ngoại giao Dự Án : Đ/C -  Số 609 Trương Định do Tổng công ty Cổ Phần Đầu Tư Dầu Khí Toàn Cầu (GP Invest) làm chủ đầu tư.

BÁN CCCC LÊ VĂN LUƠNG VÀ NGUYỄN THỊ THẬP.

Bán CCCC Lê Văn Lương và Nguyễn Thị Thập căn góc 2 MT đường Bán căn tầng 12 căn số 11 DT: 140m2 3PN PK Bếp, 2Wc NT CCấp HĐ đóng 30% giá gốc 26tr/m bán 28,5tr/m

BÁN CCCC SÔNG ĐÀ LÊ VĂN LƯƠNG

Bán CCCC Sông Đà Lê Văn Lương Block CT2  XD 45 Tầng  căn tầng 31 căn số 10 , DT 98,6m2 3PN, PK, Bếp 2Wc NTC Cấp, đóng 40%  HĐ mua bán, Giá gốc 28tr/m Bán giá gốc.

DỰ ÁN KHU ĐÔ THỊ NAM QUỐC LỘ 32.

Dự án khu đô thị Nam 32 sự lựa chọn của bạn để có sản phẩm tốt tại sàn VINATEP.

DỰ ÁN KHU SINH THÁI TUẦN CHÂU ECOPARK - QUỐC OAI - HÀ NỘI.

Sàn VINATEP đang phân phối sản phẩm Dự án Khu Sinh Thái Tuần Châu Ecopark - Quốc Oai - Hà Nội.

KHU ĐÔ THỊ SINH THÁI CAO CẤP ĐAN PHƯỢNG (THE PHOENIX GARDEN).

Biệt thự nhà vườn khu đô thị sinh thái 4 nhất THE PHOENIX GARDEN.

QUẦN THỂ KHÁCH SẠN, RESORT BIỆT THỰ 5 SAO ĐẢO HOA PHƯỢNG

BÁN PHÂN PHỐI BIỆT THỰ 5 SAO TẠI ĐẢO HOA PHƯỢNGTHÀNH PHỐ HOA PHƯỢNG ĐỎ.


BÁN DỰ ÁN HONG KONG TOWER

DỰ ÁN HONGKONG TOWER HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ SỞ HỮU MỘT TRONG NHỮNG CĂN HỘ ĐẸP VÀ HIỆN ĐẠI NHẤT THỦ ĐÔ.

Tin chào mới nhận trên Sàn giao dịch
  • NAM ĐÔ COMPLEX SỐ 609 TRƯƠNG ĐỊNH, HOÀNG MAI - HÀ NỘI.
  • Bán nhà riêng sổ đỏ chính chủ tại ngõ 192 đường Giải Phóng
  • Bán căn hộ chung cư khu đô thị Pháp Vân
  • Bán căn hộ chung cư cao cấp thuộc dự án Times City
  • Cần bán Dự Án CC Hưng Việt Bộ Quốc Phòng và Công ty Dịch Vụ Quốc Tế Anh Thư làm chủ đầu tư, Mỹ Đình 1.
  • Bảng giá Victoria Văn Phú
  • Bán liền kề tại khu B Geleximco, giá tốt nhất thị trường.
  • Chính chủ cần bán Gấp Lô Đất Liền Kề Khu Nhà ở Chiến Sĩ Tổng Cục 5 Bộ Công An
  • BÁN CCCC LÊ VĂN LUƠNG VÀ NGUYỄN THỊ THẬP.
  • BÁN CCCC SÔNG ĐÀ LÊ VĂN LƯƠNG

Tiện ích
Thông tin liên hệ
Trụ sở: 60 Nguyễn Trác Luân, Phường Phạm Ngũ Lão, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương
Chi nhánh: Cụm 5 Tổ 27, Đường Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: 84(4) 6257 8668 | Fax: 84(4) 6299 8686
Website: www.vinatep.vn  | Email: contact@vinatep.vn